Theo bài công bố trên Tạp chí Science Advances, các phân tử này gọi là microprotein, được xác định bằng cách tích hợp dữ liệu từ khối u và mô khỏe mạnh từ hơn 100 bệnh nhân ung thư gan.
Theo các tác giả, sự phát triển của vắc-xin ung thư dựa trên khả năng tự nhiên của hệ miễn dịch chủ yếu dựa vào việc nhận diện các phân tử lạ không phải là một phần của cơ thể. Trong đó, các tế bào ung thư càng đột biến thì càng dễ để lộ các yếu tố lạ. Vì vậy thách thức nằm ở các loại ung thư có tỉ lệ đột biến thấp, chẳng hạn như ung thư gan, loại ung thư xếp hàng thứ 6 về số ca mắc và thứ 3 về số ca tử vong trên thế giới.
Microprotein mang lại giải pháp thay thế bởi một số trong chúng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, một phản ứng có thể được tăng cường bằng vắc-xin, từ đó giúp hệ miễn dịch có đủ khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Vì microprotein này được biểu hiện như nhau ở nhiều bệnh nhân ung thư gan nên nó đem lại lợi thế khác là vắc-xin ung thư dựa trên nó có thể dùng cho nhiều bệnh nhân, không tốn kém và phức tạp như vắc-xin ung thư cá nhân hóa hiện nay, vốn dựa trên các đột biến đặc hiệu của từng bệnh nhân.
0 nhận xét:
Post a Comment